Phối giống chó đốm và những điều cần biết
Chó đốm là loài chó khá khỏe mạnh và dễ nuôi. Tuy nhiên, làm sao để phối giống chúng để tạo ra lứa chó con với chất lượng tốt như ý mình muốn thì không phải điều dễ dàng. Hãy cùng IUpets khám phá những kinh nghiệm bổ ích mà bạn nên biết trước và sau khi phối giống chó đốm nhé.
Tại sao nên phối giống?
Hiện nay, các phương pháp phối giống chó đốm thuần chủng đã trở nên quen thuộc. Vậy tại sao chúng ta nên phối giống? Chó đốm thuần chủng có những đặc điểm gì?
Chó đốm thuần chủng có thân hình khá là săn chắc, cân đối, tối đa là chiều cao từ 60-65cm, chiều dài 110-112cm, nặng từ 35-36 kg. Chúng cũng thường hoạt động nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai và có sức chịu đựng tốt hơn những giống chó không thuần chủng. Chó đốm thuần chủng có mõm dài và vuông, hàm răng khá sắc và chắc khỏe. Bên cạnh đó, chúng rất mắn đẻ. Mỗi lần đẻ có thể tối đa 13 chó con.
Sự nhanh nhẹn, trung thành, khả năng nhớ tốt cũng là một điểm tốt của giống chó này. Bạn hoàn toàn có thể nuôi chó đốm thuần chủng ở nhà bởi chúng rất sạch sẽ, kỷ luật và nghe lời.
Những kinh nghiệm bạn nên biết trước và sau khi phối giống cho chó đốm
Để có thể tạo ra lứa chó con nhiều đặc tính tốt như chó đốm thuần chủng thì người ta thường lựa chọn cách phối giống. Vậy có những kinh nghiệm nào khi phối giống mà bạn nên biết?
Lựa chọn độ tuổi để phối giống cho chó đốm
Một trong những kinh nghiệm đầu tiên bạn nên lưu ý chính là lựa chọn thời điểm, độ tuổi thích hợp để cho chó đốm phối giống và sinh sản. Tối ưu nhất là thực hiện việc này khi những chú chó đốm đã có độ tuổi trên 1 năm và ở kỳ kinh thứ 3.
Bạn không nên phối giống chó đốm khi chúng còn quá trẻ. Bởi lúc này chúng chưa đủ trưởng thành, chưa đủ sức khỏe để có thể mang thai một cách an toàn. Đôi khi sẽ xảy ra những biến chứng hoặc gây nguy hiểm đến chó đốm mẹ, chó con sinh ra cũng sẽ yếu ớt, không cứng cáp. Bởi vậy, lựa chọn độ tuổi phù hợp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của lứa chó con được phối giống.
Đối với các chú chó đốm cái, lúc chúng bắt đầu rụng trứng chính là thời điểm cơ thể chúng đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Bởi vì vào lúc ấy, nồng độ estrogen trong máu của chúng sẽ tăng lên cao. Từ đó sẽ làm cho trứng nhanh rụng ra khỏi buồng trứng. Nếu bạn kịp thời phối giống chó đốm vào thời điểm này, trứng sẽ dễ được thụ tinh hơn và giúp hình thành phôi thai.
Thông thường, những chú chó đốm khỏe mạnh sẽ được phối giống khoảng 2 đến 3 lần thì thành công. Tuy nhiên nếu như chúng có biểu hiện yếu ớt, bệnh tật, ốm đau thì sẽ lâu hơn mới phối được. Bạn cũng không nên lựa chọn những chú chó bố mẹ này để phối giống, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả chó mẹ lẫn chó con.
Lựa chọn được nguồn gen tốt để phối giống
Việc tìm được nguồn gen tốt từ những con chó đực để phối giống với con cái cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi gen của chó đốm đực không tốt, kể cả có chăm sóc như thế nào cũng rất khó để cho ra đời lứa con chất lượng như mình mong muốn.
Từ những kinh nghiệm quý báu từ những người đã thực hiện phối giống chó đốm lâu năm cho rằng, tối ưu nhất là phối giống thuần chủng. Ưu điểm của cách phối giống này là tận dụng được những gen trội của bố mẹ. Những giống chó bố được lựa chọn cho việc phối giống thuần chủng phải đảm bảo được những tiêu chí về mắt, hình dáng, sức khỏe của lứa chó con mà bạn muốn.
Bạn cũng nên tìm hiểu về gia phả của chó bố, mẹ muốn chọn để phối giống nhằm tránh những bệnh di truyền. Đồng thời cũng nên đem chúng đi khám thú y trước khi phối giống để tránh bệnh truyền nhiễm nhé.
Sau khi phối giống thành công thì chăm sóc chó mẹ như thế nào?
Sau khi phối giống thành công và chó mẹ đã mang thai, việc chăm sóc chúng lúc này là điều bạn rất nên lưu tâm. Bởi chất lượng và sức khỏe của lứa con phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn này.
Việc đầu tiên mà bạn nên làm là chuẩn bị những chế độ ăn uống hợp lý cho chó đốm mẹ. Bởi vì khoảng nửa năm trước khi phối giống chó đốm người ta thường cho chó ăn kiêng, do đó khi mang thai cần bổ sung chất dinh dưỡng để chúng luôn khỏe mạnh. Bạn có thể chế biển thức ăn cho chúng, hoặc mua những thức ăn đóng hộp để đảm bảo chúng được ăn đủ chất.
Một số món ăn tươi chứa thịt hoặc trứng là một sự lựa chọn tốt. Đồng thời, bạn cũng không nên tăng khẩu phần ăn quá mức bởi có thể gây một số biến chứng. Hãy bổ sung thức ăn chứa ăn chứa vitamin và canxi cho chúng cũng như thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn sao cho hợp lý với thể trạng chó mẹ. Đừng quên việc cho chúng tập thể dục thường xuyên bằng cách đi dạo nhẹ nhàng nửa tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp chó khỏe mạnh và dễ sinh hơn đấy.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đưa chó mẹ đi tiêm vắc-xin và khám định kỳ. Đồng thời hãy tách chúng khỏi những loài chó khác để tránh mắc bệnh truyền nhiễm nhé.
Khi chuẩn bị cho chó đốm sinh, bạn hãy chuẩn bị nơi sinh sạch sẽ, vệ sinh và khô ráo. Bạn nên để chúng tự sinh ở đó một cách riêng tư để quá trình được thuận lợi hơn, nhưng tất nhiên thi thoảng hãy ra kiểm tra đề phòng bất trắc. Nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy đưa chúng đến những cơ sở uy tín nhằm đảm bảo an toàn nhé.
Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm mà bạn nên biết trước và sau khi phối giống chó đốm. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích dành cho bạn. Nếu như bạn có nhu cầu về dịch vụ phối giống, đừng ngại ngần liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất nhé.
source https://iupets.vn/phoi-giong-cho-dom/
Nhận xét
Đăng nhận xét